Vicogroup

SEO Onsite là gì ?

Chia sẻ bài viết:
(5/5) - 131 bình chọn.
SEO Onsite là tất cả những hoạt động tối ưu công cụ tìm kiếm diễn ra trên trang Web của bạn với mục đích cuối cùng là cải thiện thứ hạng của Website trên kết quả tìm kiếm và xếp hạng rank của Google.

  

I. SEO Onsite nghĩa là gì?

Onsite SEO là gì? Những tiêu chí để tối ưu Onsite hiệu quả
SEO Onsite là gì?

SEO Onsite là tất cả những hoạt động tối ưu công cụ tìm kiếm diễn ra trên trang Web của bạn với mục đích cuối cùng là cải thiện thứ hạng của Website trên kết quả tìm kiếm và xếp hạng rank của Google.

II. Lợi ích của SEO Onsite.

Giúp nội dung của Website được index nhanh chóng hơn

Các hoạt động xây dựng nội dung, theo dõi, đo lường hiệu quả dễ dàng hơn.

Giúp trang Web thân thiện với người dùng, gia tăng thời gian giữ chân khách hàng và nâng cao tỉ lệ chuyển đổi.

Nâng cao thứ hạng của Website trên Google và kết quả tìm kiếm.

Người dùng sẽ có một trải nghiệm tốt hơn trên Website.

Xem thêm: CHUẨN SEO LÀ GÌ ? CÁCH VIẾT CONTENT CHUẨN SEO

III. Những tiêu chí tối ưu SEO Onsite quan trọng.

Bạn nên triển khai kế hoạch SEO Onsite bắt đầu từ giai đoạn thiết kế Website, như vậy sẽ đảm bảo cho những chiến dịch sau này dễ dàng thực hiện hơn.

1. Tạo và cập nhật Sitemap cho Website của bạn.

Sitemap là biểu đồ cấu trúc Website giúp cho GoogleBot có thể dễ dàng đọc hiểu nội dung trên trang hơn và biết đâu là những nội dung quan trọng.

Có nhiều phương pháp để khai báo Sitemap trong đó cách đơn giản nhất là sử dụng công cụ Google Search Console. Đây là công cụ mà bất kì Webmaster hay SEOer nào cũng phải biết cách sử dụng.

Nếu như bạn chưa biết sử dụng công cụ này hãy tham khảo bài viết này của tôi: Google Search Console là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Google Search Console.

2. Cập nhật file Robot.txt

Robot.txt có vai trò khá quan trọng trong tối ưu Website bởi vì đây là thẻ giúp kiểm soát những thông tin Google có thể cập nhật, thông tin nào không thể cập nhật trên Website. Để tích hợp trên Website Code bạn có thể liên hệ với đơn vị thiết kế còn với Website thiết kế trên nền tảng WordPress hãy cài đặt Plugin Yoast SEO và bật tính năng tạo File Robot.txt là xong.

3. Cài đặt những công cụ hỗ trợ đo lường, quản trị Website.

Để thực hiện SEO Onsite hiệu quả bạn không thể thiếu những công cụ sau đây:

Google Analytics:

Công cụ theo dõi hành vi của người dùng trên Website của bạn. Đây là công cụ của Google được tích hợp thẳng vào trang Web nên có độ chính xác cực kì cao. Thông qua Google Analytics ta có thể biết được:

  • Vị trí địa lý của khách hàng.
  • Hành vi của khách hàng trên trang.
  • Tỉ lệ chuyển đổi của nội dung.

Từ đó bạn có thể biết được những nội dung nào đang hoạt động hiệu quả, những nội dung nào chưa hoạt động tốt để có phương pháp cải thiện.

Google Webmaster Tool.

Google Search Console là công cụ không thể thiếu trong quản trị Website với khả năng theo dõi, thống kê những chỉ số quan trọng nhất của Website như lượng truy cập, tỉ lệ nhấp, thời gian khách hàng ở lại trên trang, cụm từ khóa, bài viết hiệu quả,..Ngoai ra có một tính năng tôi thường xuyên sử dụng đó chính là kiểm tra Url đã được index hay chưa và khai báo để Google bot đến lập chỉ mục nhanh hơn

Xem thêm bài viết: GOOGLE SEARCH CONSOLE LÀ GÌ? CÁCH SỬ DỤNG GOOGLE SEARCH CONSOLE 2022

Google My Business.

Khi đăng kí doanh nghiệp với Google My Business doanh nghiệp sẽ được hiển thị lên Google map. Giúp cho khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy doanh nghiệp hơn. Hơn thế nữa Website của bạn cũng trở nên uy tín hơn đối với cả Google và trong mắt người dùng. Đây cũng là một công việc không thể thiếu trong hoạt động tối ưu SEO local.

4. Tối ưu hình ảnh Onsite

Khi thực hiện SEO Onsite bạn cần đảm bảo tất cả các hình ảnh đã có thẻ Alt. Google bot không thể hiểu được nội dung hình ảnh. Nó sẽ biết được hình ảnh đang nói về vấn đề gì qua thẻ Alt hoặc chú thích hình ảnh. Thiếu thẻ Alt là một lỗi phổ biến của những SEOer không chuyên.

5. Tối ưu tốc độ tải trang

Một yếu tố không thể thiếu khi tối ưu Onsite đó là cải thiện tốc độ tải trang. Chất lượng Hosting và khối lượng nội dung của bạn là hai yếu tố ảnh hưởng chính đến tốc độ load của một trang Web. Trước hết hãy sở chọn cho Website một hosting chất lượng. Tiếp theo bạn có thể phân tích tốc độ tải trang bằng công cụ Page Speed Insight, đây là công cụ cho biết tốc độ tải trang chuẩn xác và giúp đưa ra những gợi ý để có thể cải thiện tốc độ load của website .

6. Làm cho Website thân thiện với Mobile.

Google ngày càng đánh giá cao tiêu chí thân thiện với di động bởi vì theo nghiên cứu cũng do Google thực hiện đến năm 2025 sẽ có 73% số lượng người dùng chỉ truy cập internet bằng thiết bị di động. Vậy nên, Website cần thân thiện với mobile thì mới có thể mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Mobile friendly là công cụ kiểm tra trang Web có thân thiện với thiết bị di động hay không miễn phí và dễ sử dụng.

7. Tối ưu thẻ Title

Tiêu đề Website có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách hàng nhấp vào xem nội dung. Vậy nên tối ưu Title là hoạt động cần thiết. Một tiêu đề tiêu chuẩn sẽ có độ dài từ 65 đến 70 kí tự nhằm đảm bảo không bị khuyết mất nội dung. Thẻ tiêu đề cần bao quát được nội dung bên trong và nên chứa những cụm từ khóa có nhiều lượt tìm kiếm tự nhiên nhất.

Có hai công cụ kiểm tra tiêu đề dễ dàng là SEOquake và Screaming Frog.

8. Tối ưu Url

Điều quan trọng nhất khi tối ưu đường dẫn đó là hãy đảm bảo không có đường dẫn nào trùng lặp nhau bởi vì như vậy sẽ khiến Google không đánh giá cao trang đó và có thể làm quá trình index diễn ra chậm hơn.

Công cụ Screaming frog chính là công cụ giúp kiểm tra, tối ưu Url hiệu quả và hoàn toàn miễn phí.

9. Bổ sung Schema

Hiện nay Schema là thành phần không thể không bổ sung cho Website. Khi bổ sung Schema sẽ giúp cho Google dễ dàng hiểu được nội dung nhanh chóng hơn.

Với Web code thì cần xây dựng schema thủ công rồi bổ sung vào phần code của trang( như vậy sẽ đảm bảo hiệu quả cao nhất)

Với Web trên nền tảng WordPress bạn chỉ cần cài đặt thêm plugin Schema rồi tiến hành cập nhật theo hướng dẫn sau đây là thành công.

10. Tối ưu liên kết.

Tối ưu các đường dẫn nội bộ, đường dẫn ra ngoài trên trang giúp tăng thời gian giữ chân khách hàng và nâng cao tỉ lệ chuyển đổi, điều hướng người dùng.

IV. Tổng kết

Thực hiện tốt chiến dịch SEO Onsite sẽ giúp nâng cao chất lượng của Website song hành với Onsite bạn cũng cần thực hiện những hoạt động SEO Offsite để phát huy sức mạnh SEO tới mức cao nhất.

Trên đây tôi đã cung cấp cho bạn kiến thức SEO Onsite là gì? Những tiêu chí quan trọng của SEO Onsite, hãy tối ưu tất cả những yếu tố này thì thứ hạng Website và khả năng cạnh tranh trên kết quả tìm kiếm sẽ cải thiện rất nhiều. 

Nếu quý khách đang có nhu cầu hoặc tìm hiểu về dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO hay cần một website để giới thiệu hoặc bán hàng, Vicogroup tự tin có 14+ năm kinh nghiệm đủ khả năng tư vấn và đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách.

Vui lòng để lại thông tin, bộ phận chăm sóc sẽ liên hệ tư vấn cho quý khách sớm nhất.

Bài viết liên quan
Chat Zalo với Vicogroup